Kết thúc phần I, quân Đông Ngô vui mừng trong
không khí thắng trận, quyết định hạ trại bên bờ nam sông Trường Giang ở
khu vực có những vách đá dựng đứng. Quân của Chu Du ít hơn nhiều, nhưng
lại chiếm ưu thế về thủy chiến, Tào Tháo không thể qua sông nên đóng
trại ở bờ bắc để huấn luyện quân. Ông dùng xích sắt nối thuyền lớn lại
theo lối của kị binh Liên Hoàn Mã, gọi đó là "Liên Hoàn Chiến Thuyền".
Trong khi quân lính chuẩn bị cho trận giao tranh sắp tới, Tào Tháo cao
ngạo cho rằng thế trận liên hoàn chiến thuyền của mình là bất khả chiến
bại, ung dung ngồi uống rượu làm thơ cùng chư tướng, lại còn tổ chức trò
chơi đá cầu.
Công chúa Tôn Thượng Hương, em gái của chủ công Tôn Quyền, cải dạng
nam nhi trà trộn vào hàng ngũ quân Tào để do thám. Cô làm quen với chàng
trai Tôn Thư Tài và được anh chọn vào chơi trong đội cầu của mình, quả
là cơ hội tốt thám thính tình hình địch quân.
Tào Tháo lúc này lâm vào thế bất lợi khi quân Ngụy vốn không quen với thổ nhưỡng miền Nam, liên tiếp bị bệnh dịch nằm la liệt. Là tay gian hùng xảo quyệt, Tào Tháo tàn nhẫn ra lệnh thả xác binh lính tử nạn vì bệnh dịch xuống lòng sông Trường Giang để đầu độc nguồn nước. Và mặc dù đã nhanh chóng ứng phó, nhưng liên quân Ngô – Thục cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đại quân xuống tinh thần không nhỏ. Trước tình hình ấy, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân đã rời bỏ đại quân Đông Ngô trở về Thục.
Trước cảnh thiếu hụt quân cụ, Gia Cát Lượng quyết định bày ra một kế làm tiêu hao quân Tào. Đêm đến, ông cho quân tiến sát thủy trại Tào Tháo đánh trống, reo hò ầm ĩ. Đô đốc quân Tào tưởng bị phục kích nên vội hạ lệnh quân sĩ bắn tên loạn xạ về phía thuyền địch. Đến khi trời sáng, đô đốc quân Ngụy mới biết đã trúng kế “thuyền cỏ mượn tên” của Gia Cát Lượng. Hai mươi chiếc thuyền trở về cắm đầy tên của quân Tào, tính ra hơn 10 vạn. Chu Du còn viết giả một bức mật thư tố cáo hai vị đô đốc thông đồng cho Đông Ngô “mượn tên”. Tào Tháo lập tức ra lệnh xử chém hai tướng. Trông thấy tướng quân bị xử đại hình, quân Tào hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, vô số kẻ bị giết vì tội thông đồng với giặc. Cuối cùng, Tào Thào quyết định tổ chức tổng tấn công. Ông viết bài hịch vực dậy tinh thần chiến đấu của tướng sĩ. Về phía liên quân Ngô – Thục, các vị chủ soái quyết định dùng trận hỏa công phá thế liên hoàn của chiến thuyền quân Tào. Trên lí thuyết thì sách lược này rất hữu dụng vì chiến thuyền của quân Tào được kết dính lại bằng xích sắt, nhưng thực tế là hướng gió lúc ấy lại thổi từ bắc xuống nam về phía chiến thuyền Đông Ngô. Lúc này, Tôn Thượng Hương trở về mang theo tấm bản đồ chi tiết cách bố trại của quân Tào. Ngô – Thục căn cứ vào bản đồ ấy, quyết định mở cuộc tấn công.
Dù Chu Du hết mực can ngăn, Tiểu Kiều quyết định đến gặp Tào Tháo để thuyết phục ông ngưng chiến, hay ít nhất là tạm dừng trong một thời gian. Từ bấy lâu nay, Tào Tháo đã bị sắc đẹp của Tiểu Kiều mê hoặc. (Có nhiều đồn đại cho rằng mục đích Tào tấn công Đông Ngô chính là để chiếm lấy Tiểu Kiều, như câu thơ chép rằng: “Gió Đông ví phụ Châu Lang, Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều” là vì lẽ ấy).
Gia Cát Lượng quay trở lại Đông Ngô báo tin rằng ông xem thiên văn biết được tiết Đông Chí sẽ đến vào ngày hôm sau, và hướng gió sẽ thay đổi. Gia Cát Lượng thuyết phục Chu Du quay trở lại với chiến thuật hỏa công. Quân Đông Ngô quyết định mở cuộc phản công, tập trung chiến thuyền dọc bên vách đá chờ thời cơ gió đổi hướng. Trong lúc ấy, Tiểu Kiều vẫn dùng mỹ nhân kế làm xao nhãng Tào Tháo. Quả nhiên, hướng gió thay đổi, quân Đông Ngô quyết định đồng loạt tấn công. Chiến thuyền Đông Ngô đốt lửa lao thẳng vào thế trận liên hoàn chiến thuyền của quân Tào. Không kịp trở tay, hai ngàn chiến thuyền của Tào Tháo bị thiêu rụi. Lửa cháy đỏ cả hai bên bờ sông. Trong khi đó, bộ binh Đông ngô cũng tổng tấn công phá đại trại quân Tào.
Đông Ngô bất ngờ tập kích, khiến quân Tào không kịp phòng bị. Nhưng đội kỵ binh thiện chiến của Tào Tháo nhanh chóng lật ngược tình thế, đẩy lùi quân Ngô về phía Trường Giang. Đúng lúc ấy, Lưu Bị dẫn quân đến hợp sức cùng quân Ngô đẩy Tào Tháo vào thế không kịp chống đỡ. Với sự trợ giúp của Triệu Vân và Tôn Quyền, Chu Du tìm được lối vào đại trại, kịp cứu Tiểu Kiều đi trước khi doanh trại cháy rụi. Tào Tháo đổi áo mão, cắt râu tháo chạy. Liên quân Ngô – Thục ca khúc khải hoàn.
Thay vì đuổi cùng giết tận, Gia Cát Lượng cho rằng nên để Tào Tháo thất trận nhục nhã trở về nhận tội trước Hán Hiến Đế. Gia Cát Lượng từ biệt Chu Du và Tiểu Kiều trở về Thục. Tào Tháo thất thểu dẫn tàn quân về Bắc Ngụy…
Tào Tháo lúc này lâm vào thế bất lợi khi quân Ngụy vốn không quen với thổ nhưỡng miền Nam, liên tiếp bị bệnh dịch nằm la liệt. Là tay gian hùng xảo quyệt, Tào Tháo tàn nhẫn ra lệnh thả xác binh lính tử nạn vì bệnh dịch xuống lòng sông Trường Giang để đầu độc nguồn nước. Và mặc dù đã nhanh chóng ứng phó, nhưng liên quân Ngô – Thục cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đại quân xuống tinh thần không nhỏ. Trước tình hình ấy, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân đã rời bỏ đại quân Đông Ngô trở về Thục.
Trước cảnh thiếu hụt quân cụ, Gia Cát Lượng quyết định bày ra một kế làm tiêu hao quân Tào. Đêm đến, ông cho quân tiến sát thủy trại Tào Tháo đánh trống, reo hò ầm ĩ. Đô đốc quân Tào tưởng bị phục kích nên vội hạ lệnh quân sĩ bắn tên loạn xạ về phía thuyền địch. Đến khi trời sáng, đô đốc quân Ngụy mới biết đã trúng kế “thuyền cỏ mượn tên” của Gia Cát Lượng. Hai mươi chiếc thuyền trở về cắm đầy tên của quân Tào, tính ra hơn 10 vạn. Chu Du còn viết giả một bức mật thư tố cáo hai vị đô đốc thông đồng cho Đông Ngô “mượn tên”. Tào Tháo lập tức ra lệnh xử chém hai tướng. Trông thấy tướng quân bị xử đại hình, quân Tào hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, vô số kẻ bị giết vì tội thông đồng với giặc. Cuối cùng, Tào Thào quyết định tổ chức tổng tấn công. Ông viết bài hịch vực dậy tinh thần chiến đấu của tướng sĩ. Về phía liên quân Ngô – Thục, các vị chủ soái quyết định dùng trận hỏa công phá thế liên hoàn của chiến thuyền quân Tào. Trên lí thuyết thì sách lược này rất hữu dụng vì chiến thuyền của quân Tào được kết dính lại bằng xích sắt, nhưng thực tế là hướng gió lúc ấy lại thổi từ bắc xuống nam về phía chiến thuyền Đông Ngô. Lúc này, Tôn Thượng Hương trở về mang theo tấm bản đồ chi tiết cách bố trại của quân Tào. Ngô – Thục căn cứ vào bản đồ ấy, quyết định mở cuộc tấn công.
Dù Chu Du hết mực can ngăn, Tiểu Kiều quyết định đến gặp Tào Tháo để thuyết phục ông ngưng chiến, hay ít nhất là tạm dừng trong một thời gian. Từ bấy lâu nay, Tào Tháo đã bị sắc đẹp của Tiểu Kiều mê hoặc. (Có nhiều đồn đại cho rằng mục đích Tào tấn công Đông Ngô chính là để chiếm lấy Tiểu Kiều, như câu thơ chép rằng: “Gió Đông ví phụ Châu Lang, Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều” là vì lẽ ấy).
Gia Cát Lượng quay trở lại Đông Ngô báo tin rằng ông xem thiên văn biết được tiết Đông Chí sẽ đến vào ngày hôm sau, và hướng gió sẽ thay đổi. Gia Cát Lượng thuyết phục Chu Du quay trở lại với chiến thuật hỏa công. Quân Đông Ngô quyết định mở cuộc phản công, tập trung chiến thuyền dọc bên vách đá chờ thời cơ gió đổi hướng. Trong lúc ấy, Tiểu Kiều vẫn dùng mỹ nhân kế làm xao nhãng Tào Tháo. Quả nhiên, hướng gió thay đổi, quân Đông Ngô quyết định đồng loạt tấn công. Chiến thuyền Đông Ngô đốt lửa lao thẳng vào thế trận liên hoàn chiến thuyền của quân Tào. Không kịp trở tay, hai ngàn chiến thuyền của Tào Tháo bị thiêu rụi. Lửa cháy đỏ cả hai bên bờ sông. Trong khi đó, bộ binh Đông ngô cũng tổng tấn công phá đại trại quân Tào.
Đông Ngô bất ngờ tập kích, khiến quân Tào không kịp phòng bị. Nhưng đội kỵ binh thiện chiến của Tào Tháo nhanh chóng lật ngược tình thế, đẩy lùi quân Ngô về phía Trường Giang. Đúng lúc ấy, Lưu Bị dẫn quân đến hợp sức cùng quân Ngô đẩy Tào Tháo vào thế không kịp chống đỡ. Với sự trợ giúp của Triệu Vân và Tôn Quyền, Chu Du tìm được lối vào đại trại, kịp cứu Tiểu Kiều đi trước khi doanh trại cháy rụi. Tào Tháo đổi áo mão, cắt râu tháo chạy. Liên quân Ngô – Thục ca khúc khải hoàn.
Thay vì đuổi cùng giết tận, Gia Cát Lượng cho rằng nên để Tào Tháo thất trận nhục nhã trở về nhận tội trước Hán Hiến Đế. Gia Cát Lượng từ biệt Chu Du và Tiểu Kiều trở về Thục. Tào Tháo thất thểu dẫn tàn quân về Bắc Ngụy…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét